tuyensinh.cos2@gmail.com
Khu phố 5, Phường Tân Hiệp, Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai
Hiện nay những người trực tiếp chế biến thức ăn và ngay cả người tiêu dùng hầu như đều thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo VSATTP. Thêm vào đó, xã hội ngày một phát triển thức ăn đường phố ngày càng nhiều phần lớn đều không rõ nguồn gốc; quán xá nằm ở vỉa hè, sát đường giao thông, bụi bặm do lượng xe cộ đi lại ngày càng nhiều dẫn đến lượng khí thải như xăng dầu xả ra môi trường gây ô nhiễm vào thực phẩm thì nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao. Do vậy mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức, trách nhiệm hạn chế tối đa việc mua bán, ngồi ăn những món ăn bày bán trên hè phố. Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến ATTP khi chúng ta sử dụng không được đảm bảo. Vậy chúng ta phải hiểu biết rõ về kiến thức cơ bản ATTP để mỗi gia đình chúng ta được sử dụng những thực phẩm an toàn nhất.
1. Khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm
Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng.
2. Các tác nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm:
- Sự bùng nổ dân số: làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạt và ăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng … là nguy cơ dẩn đến hàng loạt vụ ngộ độc.
- Ô nhiễm môi trường: sự phát triển của các ngành công nghiệp dẩn đến môi trường ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến vật nuôi và cây trồng. Mức độ thực phẩm bị nhiễm bẩn tăng lên, đặc biệt là các vật nuôi trong ao hồ có chứa nước thải công nghiệp, lượng tồn dư một số kim loại nặng ở các vật nuôi cao.
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả; tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát.
Từ những tác nhân trên tạo tiền đề cho những nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm biểu hiện là những hành vi cẩu thả, thiếu trách nhiệm của bạn có thể gây tội ác không lường trước được.
3. Những nguyên nhân gây nhiễm bẩn thực phẩm
- Do quá trình chăn nuôi, gieo trồng, sản xuất thực phẩm, lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh.
- Do quá trình chế biến không đúng:
- Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng
4. Tác hại ngộ độc thực phẩm
- Nhiễm độc tiềm ẩn: là sự nhiễm các chất độc hại dưới ngưỡng có thể gây ra các triệu chứng cấp tính, bán cấp tính; có thể bị nhiễm liên tục hoặc không liên tục; có thể sau một thời gian không biết trước sẽ có: ung thư, các rối loạn chức năng không rõ nguyên nhân, vô sinh, quái thai...
- Bệnh mạn tính: là bệnh mắc phải, có biểu hiện phát bệnh lặp lại thường xuyên hoặc theo chu kỳ; có thể do di chứng của ngộ độc cấp hoặc do hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn tới liều gây bệnh; có thể trở thành bệnh khó chữa hoặc không chữa khỏi.
- Bệnh bán cấp tính (ngộ độc thức ăn): các rối loạn tiêu hóa hoặc thần kinh nhẹ, hoặc các triệu chứng cấp tính, có thể tự chữa khỏi hoặc tự khỏi.
- Bệnh cấp tính (ngộ độc thức ăn): các triệu chứng trước đây tương đối điển hình và bệnh nhân cần đến sự can thiệp của bác sĩ.
Thời gian lành bệnh (đến khi hết triệu chứng nhưng bệnh nhân chưa thể sinh hoạt và làm việc một các bình thường).
Thời gian phục hồi sức khỏe (đã có thể sinh hoat và làm việc một cách bình thường): tuỳ theo nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và độ tuổi, thường là:
Tử vong là hậu quả của ngộ độc cấp rất nặng, ngộ độc cấp không được cứ chữa kịp thời hoặc hậu quả của nhiễm độc tiềm ẩn kéo dài đã dẫn đến bệnh hiểm nghèo không cứu chữa được. Không loại trừ bất kỳ người nào dù là trẻ em, người lớn, người già yếu, nam hay nữ
5. Biện pháp vệ sinh chủ yếu đề phòng nhiễm bẩn thực phẩm
6. Xử lý khi có ngộ độc thực phẩm
HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Chọn thực phẩm tươi sạch: Kiểm tra thực phẩm trước khi mua, không sử dụng thực phẩm đã bị mốc, ôi thiu, hết hạn sử dụng hay không rõ nguồn gốc xuất xứ.
2. Giữ vệ sinh nơi ăn uống và chế biến thực phẩm sạch sẽ
3. Sử dụng đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch sẽ
4. Chuẩn bị thực phẩm sạch sẽ và nấu chín kỹ
5. Bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín và đun kỹ lại trước khi ăn
6. Giữ vệ sinh cá nhân tốt
7. Sử dụng nước sạch trong ăn uống: Dùng nước đã đun sôi để uống hoặc chế nước giải khát, làm kem, đá.
8. Sử dụng vật liệu bao gói thực phẩm sạch sẽ, thích hợp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh
9. Thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, giữ gìn môi trường sống sạch sẽ: Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, gián, chuột … và hướng dẫn vệ sinh phòng chống các dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành Y tế
10. Ðể đề phòng các hậu quả xấu của việc ngộ độc thực phẩm, mỗi học sinh chúng ta cần thực hiện các yêu cầu sau đây về vệ sinh an toàn thực phẩm:
Trên đây là bài tuyên truyền về an toàn vệ sinh thực phẩm, rất mong các em học sinh, sinh viên thực hiện tốt để đảm bảo sức khoẻ cho chính mình.