NGÀNH KẾ TOÁN
06-02-2025 09:20:10 AM - 190
Kế toán là công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân...Đây là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Từ khái niệm Kế toán, chúng ta có thể xác định được đối tượng của Kế toán chính là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở hai mặt là tài sản và nguồn vốn trong quá trình hoạt động của đơn vị.
Kế toán được chia thành hai loại:
- Kế toán công: là kế toán tại những đơn vị hoạt động không có tính chất kinh doanh, không lấy doanh lợi làm mục đích hoạt động như các tổ chức đoàn thể xã hội, các tổ chức nhà nước...
- Kế toán doanh nghiệp: là loại kế toán ở các doanh nghiệp, hoạt động với mục tiêu chính là kinh doanh sinh lời.
- Mã ngành: 6340301
- Thời gian đào tạo: 2.5 Năm (Gồm 5 học kì)
- Số lượng môn học: 27 môn học
- Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa: 95 tín chỉ
- Hình thức đào tạo: Chính quy (có lớp buổi tối dành cho người đi làm)
- Văn bằng: Được cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Học phí tham khảo:
*** Lưu ý: học phí này chỉ mang tính chất tham khảo và có thể được điều chỉnh thay đổi tùy theo từng thời điểm cụ thể.
Đăng ký online ngay tại đây:
http://quanly.thongke2.edu.vn:8080/dkxettuyenonline/dangnhap
.jpg)
Chương trình Đào tạo ngành Kế toán (đào tạo theo tín chỉ):
https://thongke2.edu.vn/chuong-trinh-dao-tao/chuong-trinh-dao-tao-nganh-ke-toan-trinh-do-cao-dang-1014.html
Ngành Kế toán học những kiến thức và kỹ năng gì?
Bạn sẽ được học các môn học đại cương như:
- Kinh tế chính trị
- Pháp luật đại cương
- Tin học văn phòng
- Giáo dục thể chất
- Giáo dục quốc phòng
- Ngoại ngữ
- Toán cao cấp
- Lý thuyết xác suất và thống kê
Các môn học cơ sở ngành:
- Kinh tế vi mô
- Kinh tế vĩ mô
Các môn học kiến thức chuyên ngành
- Lý thuyết tài chính tiền tệ
- Nguyên lý thống kê kinh tế
- Nguyên lý kế toán
- Luật kinh tế
- Kế toán tài chính
- Phân tích và báo cáo tài chính
- Thuế
- Luật Kế toán
- Kinh tế lượng
- Kế toán hành chính sự nghiệp
- Kế toán quản trị
- Kế toán chi phí
- Hệ thống thông tin kế toán
- Tài chính-Tiền tệ
Không chỉ học các kiến thức chuyên ngành, sinh viên học ngành kế toán còn được học các môn về nâng cao kỹ năng cho bản thân như:
- Sử dụng thành thạo các công cụ tin học văn phòng (word, excel,..)
- Thành thạo các phần mềm hỗ trợ kế toán (Misa, Fast, 3S Accounting,..)
- Kỹ năng tính toán nhanh chóng và chính xác
- Kỹ năng phân tích quan sát và tổng hợp dữ liệu tài chính doanh nghiệp
- Kỹ năng làm việc: Kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng làm việc độc lập
- Kỹ năng tìm kiếm thông tin
Ngoài ra, khi học tập và làm việc ngành kế toán, bạn cần có các yếu tố tự thân như thận trọng, tỉ mỉ, trung thực, ham học hỏi,.. và đặc biệt là phải có niềm đam mê, yêu thích ngành học này.
Cơ hội nghề nghiệp khi học ngành Kế toán trình độ Cao đẳng?
Sau khi tốt nghiệp Ngành Kế Toán, sinh viên có thể có nhiều cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực sau:
- Kế toán viên: Làm việc trong các công ty, doanh nghiệp để ghi chép và xử lý các giao dịch tài chính. Chuẩn bị báo cáo tài chính hàng ngày, hàng tháng hoặc hàng năm. Ghi chép và xử lý giao dịch tài chính
- Kiểm toán viên: Thực hiện các cuộc kiểm toán nội bộ hoặc bên ngoài để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
- Kế toán quản trị: Tham gia vào quá trình ra quyết định chiến lược của công ty. Sử dụng thông tin kế toán để hỗ trợ quản lý và đưa ra các quyết định chiến lược. Hỗ trợ quản lý và ra quyết định chiến lược.
- Tư vấn thuế: Hỗ trợ cho doanh nghiệp hoặc cá nhân về các vấn đề thuế. Từ đó giúp họ tuân thủ các quy định thuế và tối ưu hóa các lợi ích thuế. Hỗ trợ doanh nghiệp về vấn đề thuế.
- Chuyên viên tài chính: Thực hiện phân tích tài chính, đánh giá rủi ro và hỗ trợ trong quản lý vốn, đầu tư và các quyết định về tài chính. Phân tích tài chính và quản lý rủi ro.
- Chuyên gia tài chính doanh nghiệp: Tham gia vào các hoạt động quản lý tài chính của doanh nghiệp. Từ việc lập kế hoạch ngân sách đến quản lý rủi ro tài chính. Tham gia quản lý tài chính của doanh nghiệp.
- Kế toán viên tự do: Làm việc tự do, cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán hoặc tư vấn thuế cho các tổ chức hoặc cá nhân. Cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán hoặc tư vấn thuế.
- Nhân viên giao dịch ngân hàng: Nhân viên giao dịch ngân hàng chịu trách nhiệm thực hiện các giao dịch tài chính tại ngân hàng, như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản,… Thực hiện các giao dịch tài chính tại ngân hàng.
- Thủ quỹ: Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý tiền mặt và tài sản của doanh nghiệp.
- Môi giới chứng khoán: Môi giới chứng khoán là công việc mua bán chứng khoán cho khách hàng.
- Nhân viên quản lý dự án: Nhân viên quản lý dự án chịu trách nhiệm quản lý các dự án của doanh nghiệp.
Mức lương ngành Kế toán hiện nay khá hấp dẫn
Với những nhân viên kế toán có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, mức lương phổ biến sẽ dao động từ 10 – 15 triệu/tháng, còn đối với những vị trí yêu cầu kinh nghiệm cao hơn (từ 3 – 5 năm) thì mức lương sẽ thường từ 15 – 25 triệu/tháng.
Mức lương của Kế toán phụ thuộc vào vị trí, trình độ, kinh nghiệm, và yêu cầu thị trường lao động, có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Bao gồm vị trí công việc, trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, địa điểm làm việc, cũng như kích thước và ngành nghề của doanh nghiệp. Các chứng chỉ chuyên nghiệp có thể tăng cơ hội và mức lương.
Mức lương kế toán tổng hợp thường cao hơn so với các vị trí khác, bởi đặc thù của kế toán tổng hợp sẽ yêu cầu thâm niên trên 3 năm và có các kỹ năng tổng hợp, phân tích số liệu báo cáo cũng như nắm chắc các nghiệp vụ kế toán phát sinh tại doanh nghiệp.
Trong khi các vị trí còn lại như kế toán bán hàng, kế toán công nợ, kế toán kho… thì chỉ yêu cầu thành thạo các nghiệp vụ kế toán liên quan đến vị trí công việc phụ trách.
Những con số trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể biến động theo nhiều yếu tố khác nhau. Điều quan trọng là thị trường lao động và yêu cầu cụ thể của từng vị trí sẽ ảnh hưởng đến mức lương mà bạn nhận được.
Lợi ích khi chọn học tại Trường Cao Đẳng Thống Kê II:
- Thời gian học ngắn, tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí
- Hỗ trợ việc làm tại các doanh nghiệp thuộc mạng lưới liên kết của nhà trường.
- Đào tạo chuyên sâu, chú trọng Thực hành
- Thời lượng thực hành chiếm 70% chương trình học.
- Bằng tốt nghiệp chính quy theo quy định
- Có thể liên thông lên Đại học
- Ký túc xá cho học sinh ở xa ở nội trú hoặc bán trú
(8).png)
Bằng cấp nhận được sau khi tốt nghiệp ngành Logistics:
- Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được nhận bằng cấp chính quy được cấp theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, không phân biệt hệ đào tạo.
- Bằng cấp có giá trị vĩnh viễn và sử dụng trên toàn quốc.
Với mạng lưới rộng rãi liên kết doanh nghiệp tại Đồng Nai và các khu vực khác, Trường Cao Đẳng Thống Kê II tạo cơ hội việc làm cho sinh viên thông qua các chương trình Ngày hội việc làm, Ngày hội tuyển dụng,… giới thiệu học viên có thành tích học tập và rèn luyện tốt đến các doanh nghiệp hàng đầu.
.png)
Hồ sơ dự tuyển (đối với trình độ cao đẳng) bao gồm:
- 01 Phiếu xác nhận nộp hồ sơ (Tải mẫu tại đây)
- 02 Phiếu đăng ký dự tuyển (Tải mẫu tại đây)
- 02 Bản sao có chứng thực Học bạ THPT
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời (hoặc bằng tốt nghiệp THPT)
- 01 Bản sao có chứng thực Căn cước công dân
- 01 Bản sao có chứng thực Giấy khai sinh
- 02 Ảnh 3x4 (ghi rõ họ tên, ngày sinh ở mặt sau - mặc áo sơ mi trắng)
- 01 Bản photo Bảo hiểm y tế
- Giấy khám sức khỏe
Hướng dẫn các bước nộp hồ sơ dự tuyển (Xem hướng dẫn tại đây):
https://thongke2.edu.vn/tuyen-sinh/huong-dan-dang-ky
Đăng ký online ngay tại đây:
http://quanly.thongke2.edu.vn:8080/dkxettuyenonline/dangnhap
Theo dõi fanpage chính thức Trường Cao Đẳng Thống Kê 2:
https://www.facebook.com/tuyensinhcaodangthongke2/
Theo dõi website Trường Cao Đẳng Thống Kê 2:
https://thongke2.edu.vn/tuyen-sinh.html
Mọi chi tiết xin liên hệ: 0964.827.624
Các tin khác